Trung tâm Tin học Trường Đại học An Giang

Chương trình Đào tạo

CHUẨN KỸ NĂNG SỬ DỤNG CNTT NÂNG CAO

 

- Mục Tiêu: Trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng xử lý văn bản nâng cao; sử dụng bảng tính và trình chiếu nâng cao đáp ứng 3 Mô đun IU07, IU08, IU09 của thông tư 03 - BTTTT để thi lấy chứng chỉ sử dụng CNTT nâng cao.

- Đối tượng: Đã có chứng chỉ A tin học hoặc tương đương hoặc Có chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản.

 

I. U07: XỬ LÝ VĂN BẢN NÂNG CAO

1. Thiết lập môi trường làm việc tối ưu

  • Lựa chọn chế độ và thiết đặt phù hợp
  • Áp dụng mẫu (template): Áp dụng mẫu; Tạo và lưu mẫu mới.

2. Định dạng nâng cao

2.1. Văn bản

  • Text wrapping
  • Word Art
  • Watermark
  • ...

2.2. Đoạn

  • Tạo, thay đổi và cập nhật kiểu dáng (style) ký tự.
  • Áp dụng và loại bỏ các lựa chọn đánh số nhiều mức trong đoạn.

2.3. Cột

2.4. Bảng

3. Tham chiếu và liên kết

3.1 Tiêu đề, chân trang, chân bài

3.2 Mục lục và chỉ mục: Tạo và cập nhật mục lục tự động; tạo và cập nhật danh mục hình vẽ;...

3.3. Đánh dấu, tham chiếu (bookmark)

3.4. Kết nối, nhúng dữ liệu

4. Trường và biểu mẫu

4.1. Trường văn bản (Field)

  • Cách tạo trường trong văn bản
  • Đặt tên, thay đổi định dạng trường;
  • ...

4.2. Biểu mẫu văn bản (Form)

4.3. Phối thư/Phối ghép văn bản (Merge)

5. Biên tập văn bản trong chế độ cộng tác

5.1. Lần vết và rà soát (Track Changes)

5.2. Tài liệu chủ (Master Document)

  • Tạo một tài liệu chủ mới
  • Thêm, bớt  một tài liệu con cho tài liệu chủ;
  • ...

5.3. Bảo vệ tài liệu

  • Gắn/gỡ bỏ mật khẩu cho việc mở, thay đổi một văn bản
  • Bảo vệ một văn bản bằng cách chỉ cho phép nhận xét và sử dụng tính năng lần vết các thay đổi

6. Chuẩn bị in

  • Tạo, thay đổi, xóa các dấu phân đoạn trong văn bản.
  • Thay đổi hướng trang, căn lề dọc, đặt lề cho phân đoạn.
  • Áp dụng các đầu trang, cuối trang khác nhau cho mỗi phân đoạn, cho trang đầu, trang chẵn, trang lẻ.

II. IU08: SỬ DỤNG BẢNG TÍNH NÂNG CAO

1. Thiết lập môi trường làm việc tối ưu

1.1. Thiết lập bảng tính, các thuộc tính của bảng tính

1.2. Sử dụng mẫu (Template)

1.3. Bảo mật dữ liệu

  • Đặt, hủy mật khẩu bảo vệ khi mở; mật khẩu đối với ô, trang tính.
  • Che dấu (hide), bỏ che dấu các công thức.

2. Thao tác bảng tính

2.1. Ô và vùng ô

  • Áp dụng tự động định dạng, kiểu cách (style) cho một vùng (range) các ô.
  • Định dạng có điều kiện theo nội dung ô.
  • ...

2.2. Trang tính

  • Chia tách một cửa sổ. Di chuyển, loại bỏ các  thanh chia tách.
  • Thiết lập chế độ ẩn hiện các dòng cột của trang tính.
  • Các lựa chọn dán đặc biệt (paste special) khác nhau.

2.3. Hàm và công thức

  • Sử dụng các hàm toán học, thống kê, thời gian, tài chính, văn bản, cơ sở dữ liệu.
  • Tìm và sửa lỗi trong hàm.
  • Sử dụng mảng trong hàm.
  • Sử dụng các hàm kiểm tra (ví dụ: vlookup, hlookup).
  • Tạo các hàm lồng nhau hai mức.
  • Sử dụng tham chiếu 3 chiều bên trong hàm sum.
  • Sử dụng các tham chiếu hỗn hợp trong các công thức.

2.4. Biểu đồ

  • Tạo biểu đồ kết hợp dạng cột và dạng đường.
  • Thay đổi kiểu biểu đồ (trên cùng tập dữ liệu).
  • Thêm, xóa tập dữ liệu trong một biểu đồ.
  • ...

2.5. Liên kết, nhúng và nạp dữ liệu từ ngoài

  • Nhập, sửa, hủy một siêu liên kết trong trang tính.
  • Liên kết dữ liệu bên trong một bảng tính, giữa các bảng tính, giữa bảng tính và các ứng dụng khác.
  • Nhập và xuất dữ liệu XML.

2.6. Phân tích dữ liệu

  • Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu tự động.
  • Bảng trụ xoay (pivot table).
  • Lọc và phân lớp dữ liệu trong bảng trụ xoay.
  • ...

2.7. Sắp xếp và lọc dữ liệu

  • Tạo một danh sách theo yêu cầu và sắp xếp theo yêu cầu.
  • Lọc một danh sách (lọc tự động, lọc nâng cao).
  • ...

2.8. Kiểm tra sự hợp thức của dữ liệu (Validating)

3. Biên tập và lần vết

3.1. Ghi chú, nhận xét, thay đổi (sửa, xóa) nội dung trang tính

3.2. Lần vết các thay đổi đối với bảng tính

  • Bật, tắt việc ghi vết thay đổi. Lần vết các thay đổi trong một bảng tính.
  • So sánh và trộn các trang tính.

III. IU08: SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU NÂNG CAO

1. Lập kế hoạch cho việc trình chiếu

1.1. Tìm hiểu về bối cảnh trình chiếu

1.2. Thiết kế nội dung và hình thức bài trình bày hiệu quả

  • Xây dựng dàn bài (outline) trình chiếu hợp lý
  • Phân bố thời gian cho từng mục nội dung, cho mỗi trang chiếu.
  • ...

2. Trang thuyết trình chủ và các mẫu

2.1. Trang thuyết trình chủ (trang chủ)

  • Sử dụng một trang thuyết trình chủ (master slide) mới, tiêu đề chủ mới cho bài trình chiếu.
  • Biên tập phần trình bày của trang chủ: phông chữ, định dạng đánh dấu đầu dòng (bullet), màu nền, hiệu ứng, khung (placeholder) trong trình bày trang chủ.

2.2. Mẫu (Template)

  • Sử dụng mẫu đang có và tạo mẫu mới.
  • Sửa đổi thiết kế nền (theme) cho mẫu đang dùng.

3. Các đối tượng đồ họa

3.1. Định dạng các đối tượng đồ họa, tranh ảnh

3.2. Xử lý các đối tượng đồ họa

  • Sao chép, thu phóng đối tượng đồ họa; lưu đối tượng đồ họa theo kiểu tệp .bmp, .gif, .jpeg, .png.
  • Chuyển đổi ảnh thành đối tượng vẽ và biên tập nó.
  • ...

3.3. Sử dụng đồ thị, sơ đồ

3.4. Đa phương tiện trong trang chiếu: âm thanh, đoạn phim, hoạt hình

4. Liên kết, nhúng, nhập/xuất các trang chiếu, bản trình chiếu

4.1. Liên kết, nhúng

  • Nhập, biên tập, xóa siêu liên kết trong bài trình chiếu.
  • Nhúng dữ liệu vào trang chiếu và thể hiện nó như một đối tượng; biết cách biên tập, xóa dữ liệu nhúng.
  • ...

4.2. Nhập, xuất

  • Trộn các trang chiếu, cả một bản trình chiếu, văn bản liệt kê tóm tắt vào bản trình chiếu hiện tại.
  • Lưu các trang chiếu thành các tệp dạng gif, jpeg, bmp.

5. Quản lý các bản trình chiếu

5.1. Trình chiếu theo yêu cầu

  • Tạo, đặt tên, thể hiện một bản trình chiếu theo yêu cầu.
  • Sao chép, biên tập, xóa một bản trình chiếu theo yêu cầu.

5.2. Thiết lập cách thức trình bày

  • Cài đặt/hủy cài đặt về thời gian cho việc chuyển các trang chiếu.
  • Thay đổi các cách thức trình chiếu

5.3. Kiểm soát việc chiếu các trang

  • Thêm, sửa ghi chú khi trình bày.
  • Thể hiện màn hình đen hoặc trắng khi trình chiếu; tạm ngừng, khởi động trở lại, kết thúc trình chiếu.

Liên hệ


HÌNH ẢNH